Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012


Tâm lý người Việt khi sống ở xứ người

Các bạn thân,
Bài này mình viết theo đơn đặt hàng của TA.
Khi TA mới yêu cầu, mình nghĩ đề tài này cũng đơn giản, dễ viết. Nhưng càng nghĩ, mình thấy nó càng khó viết. Mặc dù cũng sống "ở xứ người", nhưng mỗi người mỗi khác, mình lại không thể "nằm vùng" trong bụng người ta để biết người khác nghĩ gì. Bởi vậy nên bài viết này sẽ đầy tính chủ quan, suy bụng ta ra bụng người.

Người Việt mình, với văn hóa Việt, văn hóa làng xã, bờ tre giếng nước, rất nặng tình với quê hương. Không ai muốn rời xa quê hương, mà lại đi xa đến nửa vòng trái đất. Nhưng vì  hoàn cảnh, vì số phận đẩy đưa, họ phải  dứt áo ra đi.
Những ngày mới đến, phần vì vừa bỏ lại sau lưng biết bao nhiêu hoài niệm, phần vì đất lạ quê người, cái gì cũng lạ, từng con đường, từng góc phố..., lạ nhất là ngôn ngữ, nên nỗi hụt hẫng, nỗi nhớ nhà bủa vây là không tránh khỏi. Một số người chỉ nằm lỳ trong phòng, không thiết gì ăn uống cả.
Nhưng rất may, vì con người vốn dĩ là sinh vật, nên vẫn phải thích nghi với môi trường, vẫn phải đấu tranh sinh tồn. Nhất là người Việt mình, vốn tính can trường, lại mang theo trong hành trang của mình một hoài bảo lớn, họ đứng dậy rất nhanh để bắt tay vào cuộc sống mới. Người có thể đi học thì cắp sách đến trường, người không học được thì lo học nghề, hay vào hãng xưởng lao đông kiếm tiền để nuôi thân và giúp đở gia đình, người thân còn ở lại quê hương.
Cuộc sống bận rộn, vì muốn biến hoài bảo thành hiện thực, nỗi nhớ quê cũng dần vơi đi theo năm tháng. Chỉ vơi đi thôi, không bao giờ tắt hẳn, mà bao giờ cũng âm ỉ đâu đó trong đáy lòng mình. Bằng chứng là họ luôn cố gắng giữ gìn văn hóa Việt, giữ gìn tiếng Việt, ăn đồ ăn Việt...
Mỗi dịp lể lạt, nhất là Tết truyền thống, ở các địa phương có cộng đồng Việt đông đúc, người ta cũng đều tổ chức múa lân, văn nghệ...để ôn lại, để nhắc nhau rằng, chúng ta là người Việt. Hay trên các chuyến bay về nước, khi máy bay vừa chuyển hướng vào đất liền, là mọi người nhao nhao nhìn xuống mảnh đất thiêng liêng, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Tâm hồn người Việt là vậy, luôn can trường trong cuộc mưu sinh, và rất nặng lòng với quê mình.
"Ta như thằng bé mồ côi, cố vui cuộc sống nhỏ nhoi, cố quên ngày tháng lẻ loi....để l...ớ...n. Để đêm đêm nhớ về Sài gòn..." (Trầm Tử Thiêng)
NLTK

9 nhận xét:

  1. Thật xúc động khi đọc những dòng tâm sự của K, một người bạn đang sống xa xứ. Mình rất thông cảm với bạn K cũng giống như những người VN khác đang sống ở hải ngoại, luôn luôn nghĩ về quê hương xứ sở nơi mình sinh ra và lớn lên.
    Chúc bạn luôn can trường vượt qua mọi thử thách, khó khăn và luôn sống thật vui vẻ yêu đời nhé. Bạn hãy nghĩ bên cạnh mình luôn luôn có những người bạn sẽ đồng hành cùng bạn, chia sẽ những buồn vui với nhau nhé.
    SKH

    Trả lờiXóa
  2. Người Việt mình ở đò có được tôn trọng hay phân biệt đối xủ ? Người Việt mình có niềm tự hào nào không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Luat My ko cho phep phan biet doi xu. Tu hao co, tu ti cung co. Tu hao vi moi den, nhung nguoi Viet rat thanh cong trong nhieu linh vuc: khoa hoc, chinh tri, kinh te...Tu ti vi la con dan cua dat nuoc nhuoc tieu. Minh ko muon de cap den khia canh nay, nhung TA da hoi. Hon nua, do la su that.

      Xóa
  3. Theo Kiệt thì cộng đồng người Việt hay cộng đồng người Hoa thành đạt hơn. Cộng đồng nào đoàn kết hơn?

    Trả lờiXóa
  4. Cong dong Hoa da bat dau hinh thanh o day tu ngay nuoc My moi lap quoc, con cong dong Viet rat tre, nen ko the so sanh duoc. TA va cac ban cung da biet, Hoa luon doan ket hon Viet, o bat cu dau.

    Trả lờiXóa
  5. Hôm nay rôm rả quá nha hihi. Ma mình lại bạn túi bụi ko có tg mà ngồi ngâm nga. Mai rảnh ngồi đọc lại từ từ mới thích. Chúc K cuối tuần vui vẻ

    Trả lờiXóa
  6. Mình cảm nhận được nỗi nhớ quê hương của Kiệt và của người Việt xa xứ. Tuy nhiên Kiệt thấy tình cảm của thế hệ con cháu với quê hương như thế nào? Vừa rồi một người bạn của mình ở Hòa Lan về thăm nhà. Bạn mình có nói "mình rất buồn vì tụi con của mình không có tình cảm mặn mà gì với quê hương, không nghỉ đến chuyện giúp quê hương. Nếu lứa tụi mình qua đi, chắc chẳng còn kiều hối về cho quê hương mình". Bạn suy nghỉ về điều này như thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghĩ đó là chuyện tự nhiên, không có gì phải buồn. Thế hệ hai chấm sinh ra lớn lên ở xứ người, tụi nó đã là người gốc Việt rồi, không thuần túy là người Việt như mình nữa. Ký ức về VN đối với tụi nó rất mờ nhạt. Sẽ không công bằng khi bắt tụi nó phải yêu VN như mình. Dạy cho tụi nó giữ được gốc là thành công rồi. Hơn nữa, yêu quê hương không chỉ thể hiện ở chuyện gửi tiền về, mà bằng nhiều cách khác. Văn hóa cũng là một trở ngại lớn cho tụi nó. Tụi nó đi học, tiếp xúc với người phương Tây, hiển nhiên là ảnh hưởng văn hóa, mà văn hóa Tây và Việt có nhiều điều khác biệt, thậm chí trái ngược. Khi về VN, chứng kiến những điều trái ngược đó, tụi nó sẽ hụt hẫng, nhưng là hụt hẫng có lý, nên người ta không thể ép con mình phải chọn văn hóa Việt.

      Xóa